Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/214

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

212
NHO-GIÁO


có lúc thảm, lúc thư. Cái mà biện-biệt ở cái trí là: xấu tốt, phải trái, nhân đó mà có sự ưa, sự ghét. Như thế là ông phân cái nguyên chất của tính ra làm ba: dục, tình và tri, tức như ngày nay các nhà tâm-lý-học chia tâm-thần của người ta ra làm; ý-chí (volonté), tình-cảm (sentiment) và trí-tuệ (intelligence), Xem cái tư-tưởng và sự nghị-luận của ông, thì ông là một nhà Tây-học ở nước Tàu thuở xưa vậy.

Cái tính đã như thế, thiện ác bởi đâu mà ra? Đái Đông-nguyên mượn cái ý trong kinh Dịch mà cho là Trời lấy sự sinh-sinh làm đạo, thì người cũng phải lấy sự sinh-sinh làm đạo. Cái đức của sự sinh-sinh là nhân. Ấy cho nên đối với dục, mà chuyên ở cả dục của mình là ác, đồng với cái dục của mọi người là thiện. Đối với tình, thì quá với bất cập là ác, trúng tiết là thiện. Điều-lý thiện ác cho vừa phải là ở cái trí. Vậy thiện ác là gốc ở cái tình và cái dục. Ông lấy Mạnh-tử mà giải cái nghĩa thánh hiền không nói vô dục: « Mạnh-tử nói rằng: Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục, rõ là cái dục không thể không có được, chỉ làm cho ít đi mà thôi. Người ta sống ở đời không gì hại bằng không được thỏa cái đời của mình. Muốn thỏa cái đời của mình và cũng thỏa cái đời của người, ấy là nhân; muốn thỏa cái đời của mình mà không