Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/220

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

218
NHO-GIÁO


và hẹp là bởi quá thiên-trọng về cái học huấn-hỗ vậy.

Đến đời nhà Thanh, phái khảo-chứng phần thì chán cái lý-học của Tống-nho, phần thì lại thấy người ta hay lạm dụng chữ « lý » mà nói bậy, cho nên mới trở lại theo lối Hán-học để cầu lấy sự thực trong các Kinh, Sử, mà bổ cứu cái tệ của lưu học. Song ta nên biết rằng lý-học không phải là không có sự thiết-thực, chỉ vì học-giả thường học không đến nơi, cho nên mới thành ra có nhiều điều dở. Xem như cái học của Vương Dương-minh cao sâu bao nhiêu và thiết-thực bao nhiêu, thế mà đến bọn hậu-học hiểu lầm làm bậy. Cũng cái học ấy mà sang Nhật-bản thì lại là cái học rất cường kiện, rất thiết-thực. Thế đủ rõ là dù cái học hay đến đâu, nến người ta không biết dùng, rồi cũng hóa ra dở.

Nay phái Hán-học công-kích Tống-nho mà không xét cái học cao thấp thế nào, và cách thi-hành hay dở bởi đâu, chỉ chăm-chăm lấy cái hữu-hình mà xét cái vô-hình, thì làm thế nào cho hợp sự lý được? Đạo chỉ có một mà thôi, nhưng càng lên cao bao nhiêu, lại càng khó hiểu bấy nhiêu. Nếu học-giả không đạt tới chỗ cao thâm huyền viễn, thì chỉ thấy được một góc của đạo, chứ không thấy rõ được cả toàn-thể. Đó là chỗ