Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/221

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

219
NHO-GIÁO


thấp, chỗ kém, của phái khảo-chứng. Cũng bởi thế, cho nên các học-giả trong phái ấy chỉ là những nhà khoa-học rất tinh, mà không phải là những nhà cao minh triết-học vậy.

b) KINH-HỌC PHÁI

Người mở ra học-phái này là Nhan Nguyên 顏 元, tự là Tập-trai 習 齋 (1635 - 1704), người đất Bác-dã, tỉnh Bắc-bình. Ông là dòng dõi quan nhà Minh, cho nên không ra làm quan với nhà Thanh. Thuở nhỏ nhà thật nghèo, ông phải chịu mọi đường khổ sở, nhưng rất chuyên cần ở việc học.

Cái học của ông đại-để do cái học của phái Diêu-giang mà ra, nhưng sau ông riêng lập ra một phái chỉ lấy Kinh Truyện làm gốc, chứ không theo Hán-học mà cũng không theo Tống-học. Ông thường nói rằng: « Cách lập ngôn chỉ bàn phải trái, không bàn cái đồng dị. Phải thì cái ý-kiến của một hai người cũng không đổi; trái thì tuy hàng nghìn hàng vạn người cũng không theo. Không những là hàng nghìn hàng vạn người đến hàng trăm hàng nghìn năm mà mê-hoặc, thì ta cũng nên lấy tiên-giác giác hậu-giác, chứ không phải phụ-họa lôi-đồng vậy.»