Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/222

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

220
NHO-GIÁO


Đối với Tống-học, thì ông nói rằng: « Ta trước còn có cái ý cho Trình Chu là một chi-phái của thánh-môn. Từ lúc đi du-lịch phía nam, thấy người nào cũng theo Thiền-học, nhà nào cũng theo lối hư-văn, thật là đối địch với Khổng-môn, ta bỏ được một phần Trình Chu. thì vào được một phần Khổng Mạnh. Ta nhất-định cho Khổng Mạnh và Trình Chu tiệt-nhiên là hai đường, mà ta không muốn làm kẻ hương-nguyện trong đạo-thống vậy.» Cái học của ông khác với cái học của Tống-nho là bởi cái tôn-chỉ: « Tập hành ư thân giả đa, lao khô ư tâm giả thiểu 習 行 於 身 者 多,勞 枯 於 心 者 少: Tập làm ở thân thì nhiều, lao khô ở tâm thì ít. » Ông cho sự học cốt ở sự thực-hành, chứ không quan-hệ ở lời nói. Cho nên nói rằng: « Lời bàn của chư nho ở thân chăng? ở đời chăng? Nếu chỉ là ở giấy bút mà thôi, thì lời nói trái với Khổng Mạnh cũng hỏng, mà lời nói không trái với Khổng Mạnh cũng hỏng. » Nghĩa là những học-giả chỉ nói cái đạo của thánh hiền mà không làm việc của thánh hiền, thì dù nói đúng hay không đúng cũng không có ích lợi gì. Ông rất ghét cái học hư-tĩnh-không-đàm, cho nên nói rằng: « Theo lâu cái học yêu sự tĩnh, bàn cái không, ắt thế nào cũng chán việc, chán việc thì ắt bỏ việc, gặp việc gì là lờ-mờ vậy, cho nên làm