Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/225

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

223
NHO-GIÁO


chuộng sự nghĩa hiệp. Ông là di-nho nhà Minh, không chịu ra làm quan với nhà Thanh.

Ông đến ở Bách-nguyên-sơn là chỗ di-chỉ của Thiệu Khang-tiết đời nhà Tống ngày xưa, nhà ông rất nghèo, chỉ có một cái dường nằm, song vẫn làm sách và dạy học-trò, thường những học-giả phương bắc đều là môn-đệ của ông cả. Ông làm sách: Lý-học tôn-truyền 理 學 宗 傳, tiêu-biểu mười một người là: Thiệu Khang-tiết, Chu Liêm-khê, Trình Minh-đạo, Trình Y-xuyên, Trương Hoành-cừ, Chu Hối-am, Lục Tượng-sơn, Tiết Kính-hiên, Vương Dương-minh, La Chỉnh-am, Cố Kinh-dương, cho là nối được cái học của Mạnh-tử. Còn những nho-giả khác thì bàn riêng ra.

Đến khi ông đã già, Hoàng Lê-châu khuyên ông xem bộ Tân-thư 薪 書 của Lưu Trấp-sơn, ông đọc song bộ sách ấy tự lấy làm hổ thẹn.

Đệ-tử của ông là Thang Bân 湯 斌, tự là Khổng-bá 孔 伯, đỗ tiến-sĩ đời Thuận-trị, làm quan đến Công-bộ thượng-thư. Cái học của Thang-Bân chủ lấy khắc-lệ thực-hành, giảng cầu thực-dụng, thành một nhà lý-học có tiếng đương thời,