Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/230

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

228
NHO-GIÁO


và cái công-phu sau cái ý, mà ý thì ngắt đôi ra. Giả sử sớm biết cái thuyết: ý giả tâm chi sở tồn, thì cái chỗ dụng công chỉ có một ý mà thôi, trừ bỏ được sự ngắt đứt ra và mới nói được: tiền hậu, nội ngoại, hồn-nhiên nhất thể.»

Xét hai câu: ý giả tâm chi sở phátý giả tâm chi sở tồn, thì cái nghĩa không xa nhau là mấy, vì rằng tâm có phát thì ta mới biết là nó còn, chứ tâm không phát thì lấy gì mà biết là còn được? Song Lê-châu muốn để chữ « tồn» là cốt khiến học-giả chú trọng ở cái độc-thể của tâm mà không phải đuổi theo sự phát-động của tâm. Như thế thì cái công-phu chỉ ở trong hai chữ « thận độc » là đủ vậy.

Hoàng Lê-châu không những là một nhà triết-học uyên-thâm, phát-minh được cái học của Vương Dương-minh và Lưu Trấp-sơn, mà lại là một nhà khảo-cứu rất tinh-tường và phê-bình rất xác-đáng ở đời Thanh-sơ. Ông cho là từ đời Nam-Tống về sau những nhà giảng học hay đàm-luận tính mạnh, mà không bàn đến cái học huấn-hỗ; những kẻ hậu-học nói Kinh thì theo Hán-nho, mà lập thân thì theo Tống-học,

Bàn về cái học của Chu Hối-am và Lục Tượng-sơn, ông nói rằng: « Học của họ Chu thì cốt giảng sự học-vấn, bảo học phải cách-