Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/231

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

229
NHO-GIÁO


vật, cùng-lý, là cái bậc thang để người ta lên cõi thánh; nếu chỉ tự tín là mình phải, một mình suy nghĩ ở trong tâm, như thế là « sư tâm tự dụng ». Học của họ Lục thì chuộng sự tôn trọng đức-tính, bảo trước phải lập định về điều lớn; điều lớn đã đứng vững, thì không bị phải điều nhỏ đoạt đi được. Nếu cái bản-thể không rõ, mà chỉ chăm-chăm dụng công về việc ở ngoài, như thế là nước không có nguồn vậy.» Bàn về cái học cuối đời nhà Minh, ông nói rằng: « Người đời Minh giảng học, cứ nhặt những cái cám bã ở các sách Ngữ-lục, chứ không lấy sáu Kinh làm căn-bản, bó sách lại mà đi theo du-đàm cho nên mới sinh ra cái lưu tệ.» Ông bảo: « Học-giả trước hết cần phải học hết các Kinh để học theo sự kinh-thế; nhưng cứ câu-chấp một kinh-thuật, vẫn không thích hợp với sự dùng. Muốn khỏi làm kẻ vu-nho, thì phải kiêm-độc các sách sử. » Xem vậy, thì cái học của ông có phần sở-đắc hơn cả là sử-học.

Cái học của Hoàng Lê-châu tuy lấy Kinh-học và Sử-học làm chủ, nhưng vẫn lấy tâm-học làm trọng, cho nên nói rằng: « Đọc sách không nhiều thì không lấy gì chứng rõ cho sự biến-hóa của lý. Đọc sách nhiều mà không cầu ở tâm, thì lại là tục học. Bởi vậy, phàm