Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/233

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

231
NHO-GIÁO


muốn ở cái địa-vị ấy. Cho nên bậc nhân-quân đời xưa bỏ đi, không muốn vào cái địa-vị ấy, như Hứa Do, Vũ Quang vậy; đã vào rồi lại muốn bỏ đi, như vua Nghiêu, vua Thuấn vậy; lúc đầu không muốn vào mà rồi không bỏ đi được, như vua Vũ vậy. Há có phải là người đời xưa khác người đời nay hay sao? Thích cái nhàn, ghét cái nhọc, nhân tình ai cũng thế cả. Bậc nhân-quân đời sau không thế, cho cái quyền lợi hại của thiên-hạ đều bởi mình mà ra, mình lấy cái lợi của thiên-hạ thu hết cả về mình, đem cái hại của thiên-hạ đổ cả cho người cũng không sao, khiến người trong thiên-hạ không ai dám tự tư tự lợi, mà lại lấy cái đại tư của mình làm cái đại công của thiên-hạ. Lúc đầu còn lấy làm thẹn, lâu rồi cũng thôi, coi cả thiên-hạ là một cái đại sản-nghiệp để truyền cho con cháu hưởng thụ vô cùng. Vua Cao-tổ nhà Hán nói rằng: « Cái nghiệp của ta làm nên, đối với các anh em thì ai nhiều? » Đó là cái tình trục lợi nó dàn ra ở lời nói vậy.

« Cổ-giả lấy thiên-hạ làm chủ, vua làm khách; vua mà phải kinh-doanh suốt đời là chỉ vì thiên-hạ vậy. Đời nay lấy vua làm chủ, thiên-hạ làm khách; trong thiên-hạ mà không có chỗ nào được yên ổn, là vì vua vậy....» (Nguyên quân). Ông cho cái hại vì