thanh mà cưỡng ta, ta cũng không dám theo, huống chi cái vô hình vô thanh hay sao? Đã trái cái đạo, thì đem mình đứng ở chỗ triều đường, ta cũng không chịu, huống chi là chịu giết bỏ cái thân mình hay sao? Trái lại, lấy một người một họ của ông vua làm cái khởi-kiến, thì ông vua có cái thị-dục vô hình vô thanh, ta theo mà trông đó, nghe đó, ấy là cái tâm của bọn hoạn-quan và cung-thiếp vậy. Ông vua vì phần riêng mình mà chết, mà mất, ta theo mà chết đó, mất đó, ấy là việc của kẻ riêng-tây vậy. Đó là sự biện-biệt việc làm tôi hay không làm tôi vậy. Kẻ làm tôi ở đời không hiểu cái nghĩa ấy, cho là vì vua vì tôi mà đặt ra đạo làm vua làm tôi. Vua chia thiên-hạ cho ta để trị, vua trao nhân-dân cho ta để chăn nuôi, coi thiên-hạ nhân-dân là cái vật riêng ở trong túi của vua. Cho việc bốn phương nhiễu loạn, dân sinh tiều-tụy, đủ làm nguy cho vua ta, ta không thể không giảng cái thuật trị dân và chăn nuôi dân. Nếu không quan-hệ đến sự còn mất của xã-tắc, thì bốn phương nhiễu loạn, dân sinh tiều tụy, tuy có người làm tôi thành-thực, song cho việc ấy là nhỏ mọn. Kẻ làm tôi ở đời cổ thế nào? Vì sự trị loạn của thiên-hạ không ở sự hưng vong của một họ, mà ở sự lo sự vui của muôn dân. Bởi thế cho nên vua Kiệt vua Trụ mất, bèn lấy làm trị, nhà Tần nhà
Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/235
Giao diện