Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/236

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

234
NHO-GIÁO


Nguyên dấy lên, bèn lấy làm loạn, nhà Tấn nhà Tống nhà Tề nhà Lương dấy hay mất không dự gì đến việc trị loạn. Kẻ làm tôi mà khinh thị sự lầm-than của dân, thì dẫu hay giúp vua mà dấy, theo vua mà mất, đối với cái đạo làm tôi vẫn chưa tầng. không trái vậy.... » (Nguyên thần). Những lời bàn về đạo vua tôi ấy rất đúng với nghĩa câu: « Dân vi quí, xã-tắc thứ chi, quân vi khinh » của Mạnh-tử.

Trị thiên-hạ phải có phép. Nhưng cái phép của tiên vương để lợi chung cho cả thiên-hạ, cái phép của đời sau cốt để lợi riêng cho một nhà, một họ. Hoàng Lê-châu nói rằng « Tam-Đại trở lên có phép, Tam-Đại về sau không có phép, tại làm sao? — Nhị đế tam vương biết thiên-hạ không thể không có ăn, trao cho ruộng để cày cấy; biết thiên-hạ không thể không có mặc, trao cho đất để trồng dâu trồng gai; biết thiên-hạ không thể không có dạy, đặt ra nhà học nhà hiệu đều dấy sự dạy; định ra lễ hôn-nhân để ngăn sự dâm; nuôi sĩ tốt, dùng binh khí, để phòng sự loạn. Ấy là phép của đời Tam-Đại về trước, không bao giờ vì một mình mà lập ra vậy. Bậc nhân-chủ đời sau, đã được thiên-hạ rồi, chỉ sợ cái tộ mạnh của mình không được lâu dài, con cháu không thể giữ được có mãi, lo nghĩ đến việc chưa sẩy ra mà lập làm phép. Như thế