Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/237

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

235
NHO-GIÁO


thì cái gọi là phép, là cái phép của một nhà, chứ không phải cái phép của thiên-hạ. Ấy cho nên nhà Tần biến phong-kiến làm quận huyện, vì quận huyện có thể lấy được làm của tư của ta vậy; nhà Hán đặt ra thứ-nghiệt để làm phiên bình cho ta vậy; nhà Tống giải binh của các phương trấn, vì cho là phương trấn không lợi cho ta vậy. Những phép ấy không có chút gì là cái lòng vì thiên-hạ cả, mà cũng gọi là phép được vậy ôi! Phép của đời Tam-Đại, chứa thiên-hạ ở trong thiên-hạ. Cái lợi sơn trạch bất tất phải lấy hết; cái quyền thưởng phạt không ngờ có sai sót; kẻ quí không chỉ ở triều-đình, kẻ tiện không chỉ ở chỗ thảo mãng. Người đời sau bàn phép ấy cho là rất sơ-lược, người trong thiên-hạ không thấy cái khả muốn của kẻ trên, không thấy cái khả ghét của kẻ dưới. Phép càng sơ mà cái loạn càng ít, ấy thế gọi là « vô pháp chi pháp » vậy. Phép của hậu-thế, chứa thiên-hạ vào trong rương hòm, cái lợi không muốn để rơi xuống cho kẻ dưới; cái phúc chỉ muốn giữ cho kẻ trên. Dùng một người thì nghi có tự tư; lại dùng một người nữa để hạn-chế cái tư; làm một việc, thì lo người ta lừa dối, lại đặt ra một việc nữa để phòng cái lừa dối. Người trong thiên-hạ ai cũng biết cái rương hòm ở chỗ nào, ta cứ ngay-ngáy chỉ lo ở chỗ rương hòm đó, cho nên phép không thể