Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/238

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

236
NHO-GIÁO


không chu-mật. Phép càng chu-mật, mà cái loạn của thiên-hạ, là sinh ra ở trong cái phép, ấy thế gọi là « phi pháp chi pháp » vậy,...» (Nguyên pháp).

Đại để, Hoàng Lê-châu là một nhà học-giả hiểu thấu tới chỗ sâu xa của Nho-giáo về đường chính-trị, và thấy rõ cái bệnh của những người làm vua làm quan xưa nay, chỉ biết cái tư mà không biết cái công, học một đường làm một nẻo, cho nên cái đạo của thánh hiền tuy hay mà vẫn không có hiệu-quả.

Môn-đệ của ông là Vạn Tư-Đồng 萬 斯 同, tự là Quí-dã 季 野, người đất Ngân-huyện, tỉnh Chiết-giang. Vạn Quí-dã cho từ đời nhà Đường về sau, người làm sử là quan của vua đặt ra, làm không được đúng sự thực, bèn một mình làm bộ Minh-sử. Luận-giả cho là sau Tư-mã Thiên và Ban Cố có một Quí-dã mà thôi.

Sau lại có Toàn Tổ-Vọng 全 祖 望, tự là Thiệu-y 紹 衣, người đồng huyện với Vạn Tư-Đồng, và là tư-thục Hoàng Lê-châu. Toàn Thiệu-y là người có tiếng trong đời Càn-long, phê-bình và phát-minh cái học của các danh nho trong đời Thanh-sơ.

2• Trình Chu học.— Phái này lấy lý-học của Tống-nho làm tôn-chỉ. Song tựu trung có