Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/244

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

242
NHO-GIÁO


tức là cái nghĩa « đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự » của Khổng-tử. Song mỗi một học-thuyết có một cách hành-đạo riêng, khác nhau ở chỗ thiết-thực hay không thiết-thực. Về cái phương-diện này, ai đã biết rõ cái học của Dương-minh, thì không thể nói là cái học ấy không có phần thiết-thực được. Về sau các lưu-phái của cái học ấy có chỗ sai lầm: phái thì chuyên theo phần cao quá, phái thì chuyên theo phần thấp quá, đó là cái thông-bệnh của các học-thuyết từ xưa đến nay, chẳng phải riêng gì một cái học Dương-minh. Lục Lũng-Kỳ vội cho cái thuyết của mình là phải, không xét đến nơi đến chốn, thành ra chỗ ông chê Vương-học và khen Chu-học lại chính là chỗ hay của họ Vương và chỗ dở của họ Chu. Vương-học vị tất đã không có hà tì, nhưng hãy được túng tứ tự thích, cho nên cái tư-tưởng mới được ung dung tự ngoạn, theo được thiên-lý mà lưu-hành. Chu-học không phải là dở cả, nhưng vì trói buộc phải theo thằng mặc qui củ nhất-định, cho nên cái tư-tưởng cứ bị câu-thúc, trái với cái nghĩa « ngô dữ Điểm » của Khổng-học, thành ra không lưu-hành mà biến hóa được, hại cho tâm trí của người ta biết dường nào! cũng vì sự thực-hành của Chu-học hẹp-hòi bó-buộc quá, cho nên cái tinh-thần của Nho-giáo ngày một