Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/249

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

247
NHO-GIÁO


học Chu Thứ-Kỳ 朱 次 埼, tự là Tử-tương 子 襄, cũng là người nho-học có tiếng ở xứ ấy.

Khang Hữu-Vi thích theo cái học họ Lục họ Vương, cho cái học ấy trực tiệp minh thành và hoạt-bát hữu dụng hơn, cho nên những tư-tưởng của ông về sự tự tu hay sự giáo-dục đều lấy cái học ấy làm cốt. Ông lại thích xem Phật-học có được nhiều điều sở đắc.

Sau khi Chu Thứ-Kỳ mất rồi, ông mở nhà học-đường ở Tây-tiều-sơn để dạy học. Lúc ấy ở Hương-cảng và Thượng-hải có những sách Tây dịch ra chữ Tàu, ông xem những sách ấy và lại thấy cái chính-trị thực-dân của những nước Âu tây rất là hoàn bị, ông bèn có chí về việc kinh-doanh thế sự. Ông dạy học ở Tây-tiều-sơn được bốn năm rồi đi du-lịch ở miền bắc nước Tàu trong sáu năm, xem xét phong thổ, nhân vật, khắp cả các tỉnh từ đông chí tây, từ nam chí bắc. Sau lại trở về Quảng-đông mở nhà học-đường, đem cái qui-thức mới và cái tư-tưởng mới mà giảng dạy. Bấy giờ có bọn Lương Khải-Siêu đến học.

Ông dạy học ở Quảng-đông được 4 năm, rồi đến mở học-hội ở Quế-lâm là tỉnh thành Quảng-tây, bị quan bản xứ ngăn cấm, ông bèn lên mở học-hội ở Bắc-kinh được mấy tháng