Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/252

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

250
NHO-GIÁO


nghĩa từng chữ từng câu như lối huấn-hỗ đời Hán, chứ không ai để ý phân biện thực giả gì cả. Khang Hữu-Vi làm sách này để bác cái học của phái Hán-học. Ông cho là: những sách cổ-văn thuộc về cái học của nhà Tấn, do bọn Lưu Hâm 劉 歆 làm ra, chứ không phải à cái học của nhà Tây-Hán. Cứ như ý ông, thì đời Tây-Hán không có phân ra cổ văn và kim-văn, chỉ vì bọn Lưu Hâm muốn giúp Vương Mãng, mới bịa đặt ra chuyện cổ-văn để làm loạn mất cái vi-ngôn đại-nghĩa của Khổng-tử. Vì có cái thuyết ấy của ông mà cái căn-bản của phái Hán-học phải lay động vậy.

2• Khổng-tử cải-chế khảo. — Khang Hữu-Vi cho Khổng tử làm sách Xuân-thu là chủ ở sự cải-chế về đường chính-trị. Ông lấy ý trong sách ấy mà chia ra làm ba đời: đời loạn, đời thăng-bình, đời thái-bình. Người ta ở vào đời nào thì tùy thời mà cải-cách. Cái tư-tưởng biến-pháp duy-tân của ông là gốc ở sách này mà ra. Cứ như ý của ông, thì Nghiêu Thuấn đều là bậc người hoàn-toàn về đường lý-tưởng, không biết có thật ha không, nhưng Khổng-tử lấy để làm tiêu-biểu, cũng như Lão-tử nói Hoàng đế. Mặc-tử nói Đại-Vũ, Hứa Hành nói Thần-Nông. Vậy nên ông cho là ai muốn hiểu rõ cái học của Khổng-tử, thì nên tìm cái vi-ngôn đại-nghĩa ở trong các Kinh Truyện, chứ không nên tìm cái tiểu-tiết ở