Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/253

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

251
NHO-GIÁO


từng chữ từng câu. Bởi vì văn-tự chẳng qua là cái phù-hiệu, phi có khẩu truyền không hiểu được đến những ý nghĩa uyên-thâm. Điều ấy thật là một cái đặc-kiến trong cái học của Khang Hữu-Vi mà xưa nay học-giả chưa ai đã tầng bàn đến vậy,

3• Đại-đồng-thư.— Lúc Khang Hữu-Vi dạy học ở Tây-tiều-sơn, mới lấy đoạn nói về đại-đồng tiểu-khang trong thiên Lễ-vận, sách Lễ-ký, mà làm ra sách Đại-đồng-thư, giảng cái nghĩa đại-đồng thế-giới và tiểu-khang thế-giới, có lắm cái tư-tưởng rất cao-kỳ tương-hợp với cái chủ-nghĩa của các xã-hội-đảng ngày nay. Đại-đồng tức là đời thái-bình, tiểu-khang tức là đời thăng-bình của ông đã nói ở trong sách Khổng-tử cải-chế khảo. Song ông cho cái thuyết đại-đồng là một cái lý-tưởng chưa thể thi-hành được, cho nên không muốn truyền bá ra ở đời, và chỉ lấy cái thuyết tiểu-khang làm chủ-nghĩa thực-hành về đường chính-trị.

Ông tin cái thuyết đại-đồng tiểu-khang là của Khổng-tử, song có nhiều người ngờ là không phải. Dù thế nào mặc lòng, từ Khang Hữu-Vi về sau, những nhà nho-học, ai bàn về chính-trị, thường hay nói đến cái thuyết ấy.

Cái học của Khang Hữu-Vi thường pha lẫn Phật-học và Tây-học. Ông do Dương-Minh-học mà vào Phật-học, những điều ông sở đắc