hỏng, về đến Thượng-hải được đọc sách Doanh-hoàn chí-lược. Ông về Quảng-đông nghe Khang Hữu-Vi lên Bắc-kinh dâng thư không được đã trở về, ông đến xin làm môn-đệ. Khang Hữu-Vi lấy cái tâm-học của họ Lục và họ Vương cùng Sử-học và Tây-học mà dạy. Từ đó Lương Khải-Siêu bỏ lối cựu-học mà theo tân-học.
Từ năm giáp-ngọ là năm Quang-tự thứ 22 (1894) có việc chiến-tranh với Nhật-bản rồi, ông theo Khang Hữu-Vi lên Bắc-kinh dâng thư biến pháp. Việc dâng thư ấy không đạt tới triều-đình, Lương Khải-Siêu ở lại mở Cường-học-hội. Sau việc lập học-hội phải cấm, ông cùng với những người đồng-chí mở Thời-vụ-báo 時 務 報 ở Thượng-hải.
Năm Mậu-tuất là năm Quang-tự thứ 26 (1898) ông là một người hoạt-động trong việc biến-chính. Được ba tháng thì bị đảng thủ-cựu phá tan, ông trốn sang Nhật-bản, sang Mỹ, rồi đi du-lịch hoàn-cầu. Khi ông trở về ở Nhật-bản làm Tân-dân tùng-báo 新 民 叢 報. Từ đó ông đổi cái chủ-nghĩa bảo-hoàng mà theo cái chủ-nghĩa cộng-hòa, trái-hẳn cái ý của Khang Hữu-Vi.
Lương Khải-Siêu là người học rộng tài cao, trước-thuật rất nhiều. Những điều ông phê-bình và nghị-luận về học-thuật, về chính-trị, in ra thành sách gọi là Ẩm-băng