Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/257

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

255
NHO-GIÁO


trái hẳn với Hữu-Vi, là Hữu-Vi có thành-kiến, mà Khải-Siêu thì không có thành-kiến. Ứng sự cũng thế, học tập cũng thế. Hữu-Vi thường nói: « Ta học đến 30 tuổi đã thành, rồi sau không thấy tiến nữa, mà bất tất phải cầu tiến nữa.» Khải-Siêu không thế, thường tự biết cái học của mình chưa thành, và cứ lo nó không thành, trong mấy mươi năm cứ tìm-tòi mãi. Cho nên cái học của Hữu-Vi đến nay có thể định luận được, mà cái học của Khải-Siêu thì chưa có thể định luận được. » Xét rõ cái thực, thì cái học của Lương Khải-Siêu tuy rộng nhưng mà nông, nhiều nhưng mà tạp, không bằng cái học của Khang Hữu-Vi. Căn do là bởi Khải-Siêu quá ham Tây-học mà lại không biết đến chỗ sâu xa. Vả cái chủ-ý của ông là muốn phá cái lưu-tệ của sự học đương thời để tiến cho chóng vào con đường học mới, cho nên ông nói rằng: « Lấy sự bế-tắc ủy-mĩ của cái tư-tưởng hai mươi năm về trước, nếu không đúng cái thủ-đoạn mỗ-mãng sơ-khoát, thì không phá được sơn trạch mà lập ra tân-cục vậy.»

Tính ông rất ham học, mà khi đã thích điều gì thì chìm đắm, để hết cả tinh-lực vào đó, bỏ cả các điều khác; được ít lâu lại đổi sang việc khác và bỏ điều đã học trước. Vì có để hết tinh-lực vào, cho nên thường có