Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/262

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

260
NHO-GIÁO


nào nữa, Nho-giáo vẫn là một cái học rất cao minh của Á-đông ta, mà vẫn có ảnh-hưởng đến sự nhân-sinh của loài người vậy.

Tóm lại mà xét, Nho-học đời nhà Thanh, tuy là thịnh, các học-giả làm sách vở rất nhiều, sự nghiên-cứu rất tường và rất đúng với phương-pháp khoa-học, nhưng có một điều ta nên biết là Thanh-nho chỉ có cái tư-cách khoa-học mà không có cái tinh-thần triết-học. Những danh-nho trong khoảng non ba thế-kỷ vừa rồi đều là người bác-học, song không có mấy người hiểu đến chỗ uyên-thâm của Nho-giáo như đời Tống và đời Minh. Thật rõ cái chứng là phần hình-nhi-hạ rộng ra bao nhiêu, thì phần hình-nhi-thượng kém đi bấy nhiêu. Cái nguyên-nhân cũng là bởi các học-giả thuở ấy chú-trọng thái quá về mặt kinh-tế, cho nên kết-quả thành ra như vậy,

Kế đến thời-kỳ Thanh-mạt, phái Tân-học dấy lên, thường say đắm ở sự tiến-hóa về đường vật-chất, có nhiều người muốn hủy-hoại hết cái tinh-thần cựu-học để cho chóng bằng các nước bên Âu bên Mỹ. Sự phá-hoại