Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/265

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

263
NHO-GIÁO


nước Tàu có cái mối liên-lạc mật-thiết hơn cả, là bởi từ đời vua Hán Vũ đế đến đời Ngũ-quí, hơn một nghìn hăm, nước ta kể từ Nghệ Tĩnh trở ra, thuộc vào bản-đồ nước Tàu. Người mình không những là bị cảm-hóa đã lâu đời, mà lại phần nhiều là dòng-dõi người Tàu sang sinh cơ lập nghiệp ở bên này, rồi dần dần thành ra người bản-xứ. Bởi vậy Nho-học ở nước ta, vào quãng cuối đời Đông-Hán đã có phần thịnh. Thuở ấy đã có người như Lý Tiến 李 進, Lý Cầm 李 琴 và Trương Trọng 張 重, đỗ hiếu-liêm hoặc mậu-tài, được bổ đi làm quan ở bên Tàu. Qua sang đời Tam-quốc, ở quận Giao-chỉ có quan thái-thú là Sĩ-Nhiếp hết lòng mở-mang việc học, làm cho Nho-học lại thịnh-hành hơn trước nữa. Về sau trải qua Lưỡng Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường, người mình đều học-tập theo Nho, theo Lão và theo Phật như bên Tàu.

Đến đời Ngũ-quí, vào quãng thế-kỷ thứ X, nước Tàu chia rẽ, thế-lực suy hèn, người mình mới nhân cơ-hội ấy mà biệt lập ra thành một nước. Lúc đầu, nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền-Lê còn phải lo việc đánh dẹp cho nên không lưu tâm đến việc học. Kế đến nhà Lý, cơ-sở đã vững-bền, dần dần nhà vua mới mở-mang Nho-học, đặt khoa thì lấy nhân tài. Nho-học ở nước ta từ đó