Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/266

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

264
NHO-GIÁO


mỗi ngày một thịnh, rồi qua đời Trần đời Lê thì thật là thịnh vậy.

Sự mở-mang Nho-học. — Trong khoảng Ngô, Đinh, Tiền-Lê và sơ-diệp nhà Lý, sự học ở nước Việt-Nam ta theo lối học của nhà Đường. Nho-học, Lão-học và Phật-học đều thịnh cả, mà nhất là Phật-học lại thịnh-hành ở chỗ dân-gian lắm. Thuở ấy những người có văn-học thường là bọn tăng-lữ, nhân tụng kinh và học đạo mà giỏi nghề làm văn. Cũng vì thế cho nên lúc Lý-sơ hễ có sự giao-thiệp với nước Tàu, thì nhà vua hay dùng những người tu-hành để viết các thư-từ. Đến đời vua Lý Thánh-tôn (1034-1072) mới làm văn-miếu thờ Chu-công, Khổng-tử và thất-thập nhị-hiền. Vua Lý Nhân-tôn (1073-1127) mở khoa thi tam trường để lấy người văn-học vào làm quan. Lúc ấy có Lê Văn-Thịnh 黎 文 盛 đỗ đầu. Vua Nhân-tôn lại mở nhà Quốc-tử-giám để đào tạo nhân-tài, và đặt Hàn-lâm-viện có nho-giả là Mạc Hiển-Tích 莫 顯 績 làm chức Hàn-lâm-viện học-sĩ.

Đời nhà Trần, vua Thái-tôn (1225-1258) mở khoa thi tam giáo, nghĩa là thi những người học Nho, học Lão và học Phật. Ai theo cái học nào mà tinh thâm đạo lý, thì được cử ra để nhà vua dùng, chứ không chuyên nhất lấy người nho-học. Vua Trần