Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/279

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

277
NHO-GIÁO


vật, mà muôn vật vốn là tự-nhiên, như tiếng suối, tiếng tùng, tiếng chim mùa xuân, tiếng trùng mùa thu, tiếng hạt mưa ở cây chuối, tiếng gió. tiếng trúc, có cái phẩm vịu dật, âm điệu thanh nhã, khiến cho người ta nghe, sinh ra cái lòng cao xa như hạc ở ngoài đồng, và cái hứng nhàn tản như đám cô vân, đem so với tiếng phồn-thanh là tiếng đàn, tiếng sáo, có khác gì trời đất xa nhau không? Bạn ta là Ngô-quân Hoàn-than ở Tấn-giang, trước tập thời văn, rất giỏi về nghề thơ, rồi sau chán cái phồn-thanh của thế tục, khảng-khái tìm cái nguyên-thanh ở trong thiên-hạ, ra vào đạo Phật, đạo Nho, thám vi sách ẩn 探 微 索 隱 trong hơn mười năm, mà không sở đắc được cái gì, rồi trở lại tìm trong sáu Kinh, chợt khoát-nhiên giác ngộ. Đạo Kiền là bởi sự dị mà biết, đạo Khôn là bởi sự giản mà hay, khuếch-nhiên thái công, thuận ứng với vật rất thần-diệu, suy ra việc làm, đạt ra ngôn từ, mở rộng ra mãi như thi, ca, từ, vịnh, cảm xúc từng loài mà phẩm-đề bằng văn, phong vận thiên-nhiên, không cần đến phủ tạc, há lại không phải là có được ở cái ý chí của nguyên-thanh đó hay sao? »

Đặng Thái-Phương 鄧 芳, người huyện Nghi-xuân, tỉnh Hà-tĩnh bây giờ, thi đỗ ra làm quan được ít lâu, rồi bỏ về ở chỗ thôn-dã, chăm-chỉ đọc sách, nổi tiếng là người