Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/283

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

281
NHO-GIÁO


Có một điều khá lấy làm lạ, là tại làm sao trong những người nho-học ở đất Bắc-hà thủa ấy, vua Quang-trung chỉ tôn trọng có một mình ông, và mỗi lúc đón mời ông, ông không đi, cho gì ông không lấy, thế mà vua không tức giận mà vẫn cứ kính trọng, Hoặc giả là tại lúc ấy những người nho-học có tiếng đều trốn tránh đi hết cả, chỉ có ông cứ nghiễm-nhiên ở nhà dạy học, thấy uy quyền mà không sợ, thấy lợi lộc mà không tham, cho nên vua muốn dùng ông để thu phục kẻ sĩ trong nước chăng. Dẫu thế nào mặc lòng, ở trong một thời loạn như thủa ấy, mà ông giữ được cái danh tiết trong sạch, ấy thật là một người chính-nhân quân-tử, không xấu cái tiếng danh-giáo của nước Việt-Nam ta vậy.

Nước Việt-Nam ta là một nước nhỏ ở bên cạnh nước Tàu, đất hẹp người ít, thế mà từ khi lập nước đến giờ, nhờ có Nho-giáo, đời đời nhân tài bối xuất, người làm tướng văn tướng võ, người đạo-đức văn-chương, người có khí-tiết cao thượng, khá lấy làm vẻ-vang, không phụ cái tiếng là một nước văn-hiến.