Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/284

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

282
NHO-GIÁO


Song về đường học-thuật và tư-tưởng thì xưa nay ta chỉ theo có mấy lối học của Tàu truyền sang: Trong đời nhà Lý và nhà Trần, thì sự học của ta theo lối huấn-hỗ của Hán-nho và Đường-nho, rồi từ đời nhà Lê về sau, thì theo lối học của Tống-nho, lấy Trình Chu làm tiêu-chuẩn. Ta chỉ quanh quẩn ở trong cái phạm-vi hai lối học ấy; chứ không thoát-ly được, mà sáng lập ra cái học-thuyết nào khác. Sự học của ta có chỗ kém ấy, là bởi khi xưa sự giao-thông không được tiện lợi, sách vở không có đủ mà kê-cứu. Hãy xem như ở bên Tàu, trong đời nhà Minh và nhà Thanh có bao nhiêu học-phái ta cũng không biết. Một cái học như Dương-minh-học dầy khắp cả nước Tàu và tràn sang đến Nhật-bản, mà ở bên ta không thấy ai nói đến. Hoặc giả có người nào biết mà nói ra, thì cũng không có ảnh-hưởng gì đến sự học-thuật.

Phần nhiều người trong nước lại có cái tư-tưởng rằng những điều thánh hiền nói ở trong các Kinh Truyện đã đủ hết cả rồi, không ai biết được hơn nữa, cho nên kẻ học giả chỉ chăm-chăm theo cho đúng những điều ấy mà tiễn-lý thực-hành, chứ không ai để ý mà tìm cho đến cái chân-lý nó thường lưu-hành biến-hóa, không có lức nào nhất-định. Tựu trung cũng có người đạt tới chỗ