Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/287

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

285
NHO-GIÁO


thuật trong thời-đại từ Hán đến Đường chỉ chú-trọng ở sự tìm nghĩa-lý trong các Kinh Truyện, thành ra một lối học gọi là huấn-hỗ-học. Kế đến đời Tống, các nho-giả bỏ lối học huấn-hỗ mà tìm lấy những vi-ngôn đại-nghĩa của thánh hiền, lập ra phái lý-học, đem cái tư-tưởng lên tới cõi siêu-vật và gây thành cái triết-học rất cao minh.

Phái lý-học của Tống-nho có ba học-thuyết: Một là tượng-số-học, hai là đạo-học, ba là tâm-học. Tượng-số-học do Thiệu Khang-tiết lập ra, nhưng về sau không thịnh-hành; đạo học và tâm-học, thì từ đời Nam-Tống đến đời Minh đều cùng nhau đối lập. Đạo-học lấy Trình Chu làm tiêu-biểu, mà tâm-học thì lấy Lục Vương làm tiêu-biểu.

Nho-giáo đến đời Thanh lại chia ra làm mấy phái, như Hán-học-phái, Tống-học-phái và sau cùng có Tân-học-phái. Hán-học-phái lấy sự khảo-cứu các Kinh Truyện làm tôn-chỉ, Tống-học-phái lấy cái học-thuyết của Tống-nho làm tôn-chỉ. Tân-học-phái lấy việc chính-trị theo nghĩa trong sáu Kinh làm tôn-chỉ. Các học-phái ấy đều muốn sửa đổi cái lưu-tệ để khiến sự học được thích-hợp với sự ứng-dụng ở đời.

2• Ngoài những học-phái chuyên-trị về đường nghĩa-lý, còn có cái học từ-chương chỉ chú-trọng ở mặt khoa-cử, để đem học-giả vào con đường danh lợi. Cái học khoa-cử