khí ấy, cho nên mới có cái chiêu-minh linh-giác mà biết có người, có ta. có vũ-trụ.
Cái chiêu-minh linh-giác ấy với cái chiêu-minh linh-giác bản-nhiên của Thái-cực là đồng một thể, cho nên Nho-giáo nói « nhất-dĩ quán chi 一 以 貫 之 » nói « đạo nhất nhi dĩ hỹ 道 一 而 已 矣 » đều là một nghĩa ấy cả. Lão-học cũng nói thế, Thiền-học cũng nói thế. Bởi vậy ta dám nói quyết rằng: Nho, Lão và Phật cũng đồng một gốc cả. Xem như Khổng-tử gặp Lão-tử chỉ khen là « kỳ do long gia », chứ chưa hề có lời chê-bai phỉ-báng, là bởi Khổng và Lão cùng hiểu một lý như nhau, cùng theo một cái học hình-nhi-thượng,
Cái học hình-nhi-thượng của Nho-giáo, chỉ có Tống-nho mới thật hiểu tới, cho nên nói rằng: Tống-nho nối được cái đạo-thống của Khổng Mạnh không phải lời nói quá đáng vậy. Về sau Thanh-nho có người cho Tống học là một thứ học « Nho biểu Phật lý 儒 表 佛 裏 » thật là không hiểu cái phần hình-nhi-thượng-học của Nho-giáo.
Nho, Lão, Phật tương đồng với nhau ở chỗ hình-nhi-thượng-học mà tương dị với nhau ở chỗ hình-nhi-hạ-học. Phật-học tuy phát tích ra ở xứ Ấn-độ, nhưng cái tư-tưởng của phái Đại-thặng không khác gì Lão-học là mấy. Còn như Nho với Lão đều cùng đồng thời