Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/292

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

290
NHO-GIÁO


những điều nhân nghĩa lễ trí, là người quân-tử có cái phẩm-giá rất tôn-quí,

Quân-tử là bậc người công chính, biết rõ cái đạo của trời đất mà hành-động rất hợp với đạo làm người. Bởi vậy Nho-giáo lấy quân-tử là bậc người lý-tưởng hoàn-toàn làm tiêu-biểu. Muốn gây nên hạng người ấy, thì trước hết phải dựng cái nền đức-dục cho vững-vàng để khải-phát tâm tính của người ta, rồi sau lấy lục nghệ mà luyện-tập cái trí-dục để ứng-dụng ở đời. Việc ứng-dụng ở đời hệ-trọng hơn cả là việc thiên-hạ quốc-gia, tức là việc chính-trị vậy.

Đã có xã-hội tất phải có thể-thống kỷ-cương, có lễ-nghĩa trật-tự, có luân-thường đạo-đức, để giữ cái nền dựng nước cho chắc-chắn, và có vua quan để thống trị nhân chúng. Trong một nước mà vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, vợ chồng ra vợ chồng, thì nước trị; trái lại thì nước loạn. Vậy nên Nho-giáo nói chính-trị là phải nói cả giáo-dục. Phàm người làm dân đã có giáo-dục, thì biết có nghĩa-vụ và quyền-lợi, biết trọng lễ-nghĩa và trật-tự. Người làm vua làm quan có giáo-dục thì biết rõ cái chức-trách của mình, không làm những điều tàn ngược.

Nho-giáo sở dĩ chú trọng ở người làm vua làm quan là bởi vận mạnh của một nước