Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/293

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

291
NHO-GIÁO


thịnh hay suy quan-hệ ở những người ấy, Những người ấy mà không có giáo-dục, không biết nhân nghĩa lễ trí, thì thành ra một bọn đạo-tặc dùng cái cơ thuật gian trá để làm hại thiên-hạ. Thiên-hạ là của chung của thiên-hạ, chứ không phải riêng gì của ai, kẻ đạo-tặc chiếm giữ lấy làm của riêng mình, mà không nghĩ đến sự lợi hại của thiên-hạ, thì thiên-hạ có cái quyền được trừ bỏ đi, như một đứa độc-phu. Vậy, cái uy quyền chính-đáng của những bậc nhân-quân là do ở sự chịu mạnh trời mà giữ cái hạnh-phúc cho muôn dân. Khi nào kẻ nhân-quân không làm được cái chức-vụ ấy nữa, là cái mạnh trời hết rồi, dù có lấy thế-lực mà áp-chế, thì cũng chỉ là cái thế-lực của lũ đạo-tặc mà thôi, cho nên Nho-giáo vẫn cho kẻ nhân-giả được điếu dân phạt tội. Bởi thế, Mạnh-tử nói rằng: « Dân vi quí, xã-tắc thứ chi, quân vi khinh ». Cũng vì thế mà Khổng-tử « tổ thuật Nghiêu Thuấn, biểu chương Văn Vũ » là có ý tôn quí những đấng thánh quân hiền chúa đã biết lấy đạo chí công mà trị thiên-hạ, chứ không lấy thiên-hạ làm riêng của mình.

Người làm quan giúp vua để trị thiên-hạ cũng phải theo cái ý-nghĩa ấy mà đem vua vào con đường đạo-lý, và để làm cái phương-châm cho sự hành-vi của mình. Ai không có giáo-dục không thể đứng vững được ở cái