Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/294

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

292
NHO-GIÁO


chỗ dễ nghiêng lệch ấy. Xem vậy thì việc giáo-dục và việc chính-trị của Nho-giáo quan-hệ với nhau mật-thiết lắm.

Việc giáo-dục của Nho-giáo lại lấy đức-dục làm gốc, và lấy trí-dục làm ngọn. Cái gốc có bền chặt, thì cái ngọn mới tươi tốt. Có đức-dục thì nghĩa-lý thấm thía vào lòng người ta, làm cho tự mình bỏ được cái bụng gian tà. Người có học hạnh thường phải bó mình ở trong cái phạm-vi danh-giáo, thành thử cái tà tâm mà có sinh ra, thì cũng không trưởng thành lên được. Ấy thật là cái công của Nho-giáo, dẫu người ta không hoàn-toàn thực-hành được cái đạo của thánh hiền, nhưng cũng gây được cái phong-khí rất hay ở trong xã-hội vậy.

Có người nói rằng: Cái quan-niệm ấy thích-hợp với cái trình-độ đời xưa, vì cuộc nhân-sinh đời xưa giản-dị và chất-phác. Đến nay thời cục đã biến đổi đi, nhân trí đã mở-mang ra. việc chính-trị và việc giáo-dục đã thay đổi hết cả, thì cái học của Nho-giáo còn có bổ ích gì cho thế sự nữa? — Nói như thế là người xét việc chưa biết hết các ý nghĩa. Chính-thể ở trong thiên-hạ thời nay tuy đổi, nhưng chỉ đổi được cái danh hiệu của quân-quyền mà thôi, chứ cái tinh-thần của quân-quyền vẫn không sao đổi được. Nếu ở trong một xã-hội dân-chủ, mà những người giữ