Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/295

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

293
NHO-GIÁO


cái quân-quyền vô hình ấy đều là người có đức hạnh cả, lại không hơn những người giảo quyệt, khôn khéo, mà gian tham và vô liêm-sỉ hay sao? Đã hay rằng thời bây giờ khoa-học mở-mang ra, sự sinh-hoạt không giản-dị đơn-sơ như trước nữa, sự giáo-dục ngày nay tất không thể không chú trọng ở trí-dục, nhưng thử xét xem ta có thể bỏ được đức-dục đi không? Người có tài có trí mà không có tâm địa, không có khí tiết, thì dù ở đời nào mặc lòng, cũng chỉ là một bọn gian ác, làm những việc ích kỷ hại nhân mà thôi. Vậy thì lấy gì làm nhân-cách tôn-quí? Nho-giáo tuy từ xưa đến nay không chú-trọng ở cái văn-minh vật-chất, là vì xã-hội của Á-đông ta xưa kia chưa có sự cần-dùng ấy, nhưng sự giáo-dục của Nho-giáo đã đào-tạo ra được biết bao nhiêu người trung nghĩa, bao nhiêu người có khí tiết, có nhân phẩm cao thượng, biết quên mình về việc thiên-hạ quốc-gia, chẳng hơn những hạng người xảo-quyệt đời nay, giả nhân giả nghĩa, để làm những điều tự tư tự lợi hay sao? Sự giáo-dục mà chỉ chú-trọng ở một trí-dục mà thôi, thì không đủ khiến người ta biết rõ cái đạo làm người được. Bởi vì người ở trong xã-hội mà khôn ngoan đủ điều, nhưng không có cái đức-dục để ràng-buộc nhân tâm, thì khác nào loài thú dữ ở trong rừng hoang,