Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/296

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

294
NHO-GIÁO


chỉ chực làm hại lẫn nhau để cầu cái lợi riêng của mình. Người ở với nhau như thế, thì còn có gì là nhân đạo nữa?

Cái nền đức-dục của ta, là Nho-giáo đã xây đắp lên hằng mấy nghìn năm nay rồi, mà đã có cái hiệu-quả mỹ-mãn, thì ta cứ giữ lấy cái nền lưu-truyền ấy để làm cái sản-nghiệp riêng của ta. Ta lại thu-thái lấy những điều trí-dục mà ta còn khiếm-khuyết, để bồi bổ thêm vào cái sản-nghiệp ấy, làm cho tâm với trí điều-hòa với nhau mà tiến-hóa. Như thế thì cái học của ta có cái căn-bản, và có thay đổi điều gì ắt cũng có ít sự lầm lỗi vậy.

Ta đem Nho-giáo mà phu-diễn ra đây, không phải là để phô-trương cái học thấp hèn của ta, chẳng bõ làm rườm tai rác mắt những kẻ có học-thức. Nhưng bản tâm là muốn những học-giả trong nước hồi tỉnh lại đem những cái cố-hữu của ta mà xét cho kỹ, xem nó hay dở thế nào, để định thủ xả cho chính đáng, đừng có đinh-ninh một niềm là cái mới thì hay cả, mà cái cũ thì dở cả. Đến những nhà học-thức bên Âu-châu bây giờ cũng công-nhận cái học lưu-truyền từ đời thượng-cổ vẫn là uyên thâm và đúng với chân-lý hơn cái học thiển bạc ngày nay. Thế mà ta có cái học lưu-truyền chắc-chắn vững bền như Nho-giáo sao nỡ để hẩm nát không nhìn đến, chẳng hóa ra ta khờ dại