Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

33
NHO-GIÁO


Tiết Huyên.— Tiết Huyên 薛 瑄, tự là Đức-ôn 德 溫, hiệu là Kính-hiên 敬 軒 (1394-1464), người đất Hà-tân tỉnh Sơn-tây. Thuở nhỏ rất dĩnh ngộ, 12 tuổi đã biết làm thơ, sau lớn lên xem sách Tính-lý toàn-thư của Tống-nho rồi bỏ cả thi phú, chuyên xét về cái uyên-nguyên của phái Liêm, phái Lạc, có khi quên cả ăn cả ngủ. Năm Vĩnh-lạc thứ 17 (1419) đời vua Thành-tổ, ông đỗ tiến-sĩ, làm quan đến chức Lễ-bộ thị-lang, về trí-sĩ

Cái học của ông chủ ở sự theo Tống-học. Ông cho là: « Lý với khí không trước sau; không có cái lý không có khí, cũng không có cái khí không có lý. » Ông lại phân tâm với lý ra làm hai vật, như là nói: « Nước trong thì thấy cái bụi nhỏ, tâm thanh thì thấy thiên lý.» Ông lại ví lý như cái vật, tâm như cái gương; gương sáng thì không có vật gì dấu hình được, tâm sáng thì lý không ẩn nấp đi đâu được. Đó là chỗ tương phản với cái học của phái Diêu-giang.

Ông không trước thuật gì mấy, vì ông cho là con đường chính của sự học-vấn không ra được ngoài bộ sách Tính-lý. Ông nói rằng, «Từ Chu-tử về sau, cái đạo đã sáng rõ lắm rồi; không cần làm sách vở gì nữa, chỉ nên đem mình mà thực-hành đạo ấy là đủ.» Vậy cái học của ông là chủ ở sự thực-hành, mà cách