Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/43

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

41
NHO-GIÁO


Cái học của ông lấy chữ « hư » làm cơ-bản, lấy chữ « tĩnh » làm môn-hộ, lấy tứ phương thượng hạ, vãng cổ lai kim, dắt-díu sát hợp với nhau làm khuôn phép, lấy nhật dụng thường hành khác nhau làm công-dụng, lấy cái khoảng « vật vong vật trợ » làm cái phép mà thể-nhận, lấy sự không phí sức mà ứng dụng không sót làm thực đắc. Xa thì ông tựa như Tăng Điểm, gần thì giống như Nghiêu-phu. Ông dạy người ta chủ lấy tĩnh: bảo ngồi ngay mà tìm cái tâm, giữ cái tĩnh mà nuôi cái đoan-nghê 端 倪. Đoan-nghê là cái mầm đạo, tức là tâm có thể được mà nghĩ, miệng không có thể được mà nói ra. Có người bảo ông làm sách, ông nói rằng: « Ta từ thủa 27 tuổi theo học thầy Ngô Dữ-bật, học hết các sách của thánh hiền đời xưa, nhưng vẫn chưa thấy chỗ nhập-xứ. Sau về nhà tìm cách dụng lực mãi cũng không có cái sở đắc. Ta bèn bỏ cái phiền-phức mà tìm cái giản-ước, ngồi tĩnh tọa lâu, thấy rõ bản-thể của tâm. Khi cái tâm đã hiện lộ ra, thì sự thù tạc hằng ngày cứ tùy cái muốn của ta, như con ngựa được cổi hàm thiếc ra vậy. » Ông lại nói: « Học cần có sự tự lập và sự đại nghi, thiếu hai cái ấy không thể có sở đắc được. »

Cái học của ông và cái học của Vương Thủ-nhân không trực-tiếp với nhau, nhưng về đường tinh vi, thì gần giống nhau. Vả lại