Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/48

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

46
NHO-GIÁO


lương-tri giống Phật-học. Ông phân biệt cái sở dĩ Phật với Nho khác nhau là bởi Phật-học chỉ thấy ở tâm, chứ không thấy ở tính; vì Phật-học cho cái minh-giác tự-nhiên là tâm, mà không biết cái lý của thiên địa vạn vật là tính, cho nên mới lấy tri-giác làm tính. Nay cái học của Dương-minh cho cái lương-tri của tâm là thiên-lý, tức là bảo tri-giác là tính, thì cùng với Phật-học là một.

Cái học của Chỉnh-am tuy không thịnh hành, nhưng cũng có thể làm đại-biểu cho một cái tư-tưởng trong một thời vậy.

DIÊU-GIANG PHÁI

Trong các học-phái đời nhà Minh, có phái Diêu-giang phát huy cái tâm-học ra rõ-ràng hơn trước, và lập thành một cái học rất cao minh. Nhưng vì về sau các chi-phái hiểu lầm mất cái tôn-chỉ, và cái học của phái ấy lại trái với tập-tục, cho nên chỉ thịnh được một thời rồi thôi, Người lập ra phái ấy là Vương Thủ-nhân, một nhà đại nho trong Nho-giáo, hiểu được đến chỗ uyên thâm của đạo thánh hiền.

Vương Thủ-nhân, — Vương Thủ-nhân 王 守 仁, tự là Bá-an 伯 安 (1472-1528), người đất Dư-diêu, tỉnh Chiết-giang. Sau ông đánh