Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/69

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

67
NHO-GIÁO


kính và trì-chí làm cái gốc của sự đọc sách, phải lấy sự theo tuần-tự cho đến chỗ tinh-vi làm cái phép của sự đọc sách.» Ông mới hối rằng: khi trước ta dùng sức tuy cần mà chưa tầng theo tuần-tự để đến chỗ tinh-vi, cho nên không có cái sở đắc. Từ đó ông cứ tuần-tự mà nghĩ-ngợi, song càng nghĩ càng thấy vật lý và tâm của mình như là chia ra làm hai vậy, trong bụng vẫn bàng-hoàng không biết tự xử ra làm sao, rồi trầm uất và bệnh cũ lại phát ra. Thấy thế, ông lại càng tin là làm thánh hiền phải có phận. Chợt nghe có kẻ đạo-sĩ bàn cái thuật dưỡng-sinh, ông bèn nghĩ bỏ đời vào núi ở.

Năm 28 tuổi, ông thi đỗ đệ-nhị giáp tiến-sĩ, rồi ra làm quan, mà vẫn vơ-vẩn nghĩ đến sự xuất gia. Một hôm rảnh việc quan, đi đến chơi ở núi Cửu-hoa. ở đó có người đạo-sĩ tên là Sài-bồng-đầu hay bàn việc tu tiên. Ông đến yết-kiến mà bàn đạo. Sau lại nghe ở động Địa-tạng có một dị-nhân thường ngồi nằm ở dưới gốc cây thông, không dùng hỏa-thực, ông không ngại đường hiểm trở, đi tìm đến nơi để bàn đạo. Sau ông trở về Kinh gặp những bạn cũ, ai nấy đều lấy tài danh trì sính ở chỗ cổ học văn thi. Ông than rằng: « Ta sao nỡ đem cái tinh-thần có hạn làm cái hư-văn vô dụng.» Ông bèn cáo bệnh xin về đất Việt, làm nhà ở trong động Dương-minh, học cái thuật