Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/73

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

71
NHO-GIÁO


là không có sự vật gì khác nữa. Tâm là phần thiêng-liêng sáng-suốt của người ta. Phần thiêng-liêng ấy là thiên-lý, là lương-tâm. Đó là cái căn-bản sự học của ông.

Nay ta muốn biết cho rõ cái tâm-học của Dương-minh, trước hết ta phải hiểu cái học-thuyết của ông là thế nào.

Học-thuyết của Dương-minh.— Cái học của Dương-minh đạt tới cái lý độc-nhất ở trong vũ trụ, cho nên nói rằng: « Cái khí cơ của trời đất lưu-hành luôn luôn không lúc nào nghỉ, nhưng trong sự lưu-hành ấy có cái chủ-tể, cho nên không trước không sau, không nhanh không chậm, tuy thiên biến vạn hóa mà cái chủ tể vẫn thường định. Người ta được cái ấy mà sinh, vạn vật có cái ấy mà còn. Nếu khi cái chủ-tể đã định, thì giống như trời xoay vần không nghỉ, tuy thù tạc vạn biến, mà thường vẫn thung-dung tự-tại, bởi thế gọi là thiên quân thái-nhiên, bách thể tòng lịnh; nếu không có chủ-tể thì chỉ là cái khí chạy rong, thành ra rối loạn. » (Ngữ-lục, I). Nhờ cái chủ-tể ấy, cho nên vạn vật sinh hóa vô cùng mà không lúc nào là không có điều-hòa và trật-tự.

Ông cho là vạn vật biến-hóa ở trong vũ-trụ mà dường mối là nhờ có cái tinh và cái nhất, «Vạn tượng sâm nhiên, thời diệc xang