nói trời, kỳ thực biết trời ra thế nào? Bảo rằng mặt-trời mặt-trăng, gió mưa sấm sét là trời, không phải; bảo rằng nhân vật, thảo mộc, không phải là trời, cũng không phải. Đạo tức là trời. Biết được như thế, thì lúc nào mà chẳng phải là đạo. Chỉ vì người ta cứ nhận định cái sở kiến một góc, rồi cho cái đạo đến góc ấy là hết, bởi thế cho nên mới có chỗ không tương đồng. Bằng nay ta bỏ cái lối ấy đi, rồi quay về tìm lấy ở trong tâm, thì thấy rõ đạo ở trong tâm của ta, không lúc nào, không chỗ nào, là không phải đạo ấy. Suốt từ xưa nay, vô thủy vô chung, chẳng có cái gì là đồng với dị cả. Tâm tức là đạo, đạo tức là Trời, biết tâm thì biết đạo và biết Trời (心 卽 道,道 卽 天,知 心 則 知 道 知 天). Học-giả cần biết thực rõ đạo ấy, rồi cứ theo cái tâm của mình mà thể-nhận lấy, không phải mượn sự tìm ở ngoài mới được.» (Ngữ-lục, I).
Ông cho cái đạo ở tâm người ta rất sáng rõ, dẫu có che lấp thế nào cũng không mờ tối đi được. «Thử đạo chi tại nhân tâm, hiệu như bạch nhật, tuy âm tình hối minh. thiên thái vạn trạng, nhi bạch nhật chi qnang vị thường tăng giảm biến động 此 道 之 在 人 心,皎 如 白 日,雖 陰 晴 晦 明,千 態 萬 狀,而 白 日 之 光 未 嘗 增 減 變 動: Cái đạo ấy ở trong tâm người ta, sáng như ban ngày, tuy