Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/78

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

76
NHO-GIÁO


lúc dâm, lúc nắng, lúc tối, lúc sáng, nghìn thái muôn trạng, nhưng cái sáng của ban ngày chưa tầng thêm bớt biến đổi.» (Văn-lục, III).

Dương-minh thủy chung theo cái thuyết «thiên địa vạn vật nhất thể» và lấy cái nghĩa «nhất dĩ quán chi» của Khổng-tử làm căn-bản cho sự học của mình. Ông cho là trong vũ-trụ có đầy những sự vật, nếu theo từng vật mà tìm kiếm, thì thành ra trục vật, nghĩa là đuổi theo từng vật, không phải là cái nghĩa chủ nhất nữa. Chủ nhất là chỉ chuyên chủ ở cái thiên lý mà thôi. Vạn sự vạn vật đều ở trong cái lý ấy, nó quán thông hết cả, chứ không trong ngoài khác nhau. Cái lý ấy gọi là đạo, là trời, là tính, là tâm, cái danh tuy khác, nhưng cái thực là một. Bởi vậy ông đem tất cả cái học-thuật vào cái tâm.

Tâm.— Dương-minh định rõ nghĩa chữ tâm: « Tâm không phải là một khối huyết nhục. Phàm chỗ tri-giác là tâm. Như tai mắt biết trông biết nghe, tay chân biết đau biết mỏi, cái tri-giác ấy là tâm vậy.» (Ngữ-lục III). Cái tâm của người ta thiêng-liêng sáng-suốt, vạn lý vạn sự đều căn-bản ở đó cả. Vậy nên nói rằng: «Hư linh bất muội, chúng lý cụ nhi vạn vật xuất. Tâm ngoại vô lý, tâm ngoại vô sự 虚 靈 不 昧 衆 理 具 而 萬 事 出,心 外 無