Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/79

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

77
NHO-GIÁO


理,心 外 無 事: Hư linh không tối, các lý có đủ mà vạn sự đều bởi đó mà ra. Ngoài cái tâm không có lý, ngoài cái tâm không có sự.» (Ngữ lục, I). Muốn biết rõ cái tâm thì phải dụng công để hiểu rõ cái tính. Tính là nói cái bản-nhiên chi tính, như nói: thiên mạnh chi vị tính. Có nhiều người bàn về tính lầm ở chỗ ấy, cho nên mới có thuyết nọ thuyết kia không giống nhau. Dương-minh nói tại làm sao mà các luận-giả hay sai lầm: «Những kẻ luận tính phân đồng dị, là bởi đều nói cái tính, chứ không phải thấy rõ cái tính. Người đã thấy rõ cái tính, thì không thể nói có đồng dị.» (Ngữ-lục, III). Người thấy rõ cái tính bản-nhiên thì hiểu tính với tâm là một.

Tính với tâm là một, nhưng vì cái địa-vị khác, cho nên cái danh mới khác. «Tự kỳ hình-thể giã vị chi thiên, chủ-tể giã vị chi đế, lưu-hành giã vị chi mạnh, phú ư nhân giã vị chi tính. chủ ư thân giã vị chi tâm 自 其 形 體 也 謂 之 天,主 宰 也 謂 之 帝,流 行 也 謂 之 命,賦 於 人 也 謂 之 性,主 於 身 也 謂 之 心: Tự cái hình-thể thì gọi là trời, làm chủ-tể thì gọi là đế, lưu-hành thì gọi là mạnh, phú cho người thì gọi là tính, làm chủ ở trong tâm thì gọi là tâm.» (Ngữ-lục, I). Cái tâm phát ra mỗi việc một khác, việc nào có tên việc ấy, vô cùng vô tận, nhưng chung qui