Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/80

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

78
NHO-GIÁO


chỉ có một cái tính mà thôi. Thí-dụ như cái tâm phát ra đối với cha thì gọi là hiếu, đối với vua thì gọi là trung v. v. Vậy hiểu rõ nghĩa chữ tính, thì vạn lý đều sáng rõ vậy.

Tính là bản-thể của tâm; người ta đã biết rõ cái tâm, thì ngoài cái tâm ra, không còn có gì nữa « Thân chi chủ-tể tiện thị tâm, tâm chi sở phát tiện thị ý, ý chi bản-thể tiện thị tri, ý chi sở tại tiện thị vật 身 之 主 宰 便 是 心,心 之 所 發 便 是 意,意 之 本 體 便 是 知,意 之 所 在 便 是 物: Cái chủ-tể của thân là tâm, cái sở phát của tâm là ý, cái bản-thể của ý là tri, cái ý để vào đâu là vật.» (Ngữ-lục. I) Thí-dụ như ý để vào chỗ thờ cha mẹ, thì thờ cha mẹ tức là một việc; ý để vào chỗ thờ vua, thì thờ vua là một việc; ý để vào chỗ nhân dân ái vật, thì nhân dân ái vật là một việc; bởi thế cho nên nói rằng: Không có cái lý ở ngoài cái tâm, không có cái việc ở ngoài cái tâm. Những điều gọi là lý, là nghĩa, là thiện, đều ở tâm cả. « Ở vật là lý, xử với vật là nghĩa, ở tính là thiện, rồi nhân khi trở về cái gì thì đặt ra tên khác, kỳ thực là ở tâm của ta hết cả.» — Có người hỏi rằng: « Người ta ai cũng có tâm ấy, tâm tức là lý, thì sao lại có người làm điều thiện, có người làm điều bất thiện? » — Ông nói rằng: « Cái tâm của người ác bỏ mất cái bản-thể.» (Ngữ-lục, I). Vậy người ta ai giữ được cái tâm