Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/88

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

86
NHO-GIÁO


rình chuột, mắt nhìn tai nghe, hễ thấy cái lòng tư mọc ra thì trị ngay đi, mãi cho đến khi không có chút lòng tư nào nữa, bấy giờ sẽ được ngay chính. Tuy nói rằng: «hà tư, hà lự» nhưng không phải là việc lúc mới học. Lúc mới học phải lo tỉnh sát khắc trị thì cái tư-lự mới thành thực. Chỉ nghĩ có một cái thiên-lý, mà hễ đến được chỗ thiên-lý toàn thống hết cả, ấy thế là «hà tư, hà lự». (Ngữ-lục, I).

Dương-minh lấy sự tồn thiên-lý, khử nhân-dục mà dạy người ta, nhưng vẫn chưa nói rõ ra được thiên-lý sở cứ ở đâu mà thể-nhận. Có ai hỏi đến điều ấy, thì ông bảo tìm lấy. Ông thường nói chuyện với người ta rằng: «Ta muốn phát-huy điều ấy ra, biết nó chỉ có một lời, nhưng không phát ra được, lời ấy sẵn ở trong miệng mà không nói ra thế nào được.» Sau ông lại nói: «Ta biết cái học ấy không có cái gì khác, chỉ có cái ấy thôi, hiểu được cái ấy là không có gì nữa.» Ông cứ lúng-túng mãi, không thể nói rõ thiên-lý ở trong người ta là cái gì. Đến khi ông bình xong giặc Thần Hào, lại bị bọn gian-thần chực làm hại. tính-mạnh nguy như trứng để đầu đẳng. Đoạn rồi, ông mới nhận biết thiên-lý là lương-tri. Từ đó về sau ông chỉ lấy hai chữ « lương-tri » mà dạy người ta, và lập ra cái thuyết trí-lương-tri