Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/98

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

96
NHO-GIÁO


căn-bản ở chữ trí tri 致 知 của Khổng-tử và chữ lương-tri lương-năng 良 知 良 能 của Mạnh-tử. Tri là cái minh-giác của tâm, mà lương-tri lương-năng là cái bản thể của tri hành. Vậy chữ lương-tri của Dương-minh hàm cả cái nghĩa tri-hành hợp-nhất.

« Tâm chi bản-thể tức thiên-lý giã; thiên-lý chi chiêu minh linh giác sở vị lương-tri giã 心 之 本 體 卽 天 理 也;天 理 之 昭 明 靈 覺 所 謂 良 知 也: Cái bản-thể của tâm là thiên-lý; cái chiêu-minh linh-giác của thiên-lý gọi là lương-tri. » (Phụ-lục III). Chữ lương-tri định nghĩa như thế, tức là lý, là đạo, tự nó rất sáng suốt, rất linh diệu, lưu-hành khắp vũ-trụ mà không bao giờ biến đổi. Cho nên nói rằng: « Lương-tri ở tâm người ta suốt muôn đời, lấp vũ-trụ, mà bao giờ cũng thế: không nghĩ mà biết, không học mà hay, trước Trời mà Trời không trái được.» (Ngữ-lục, II). Trời đất quỉ thần và vạn vật sở dĩ có, là nhờ có cái lương-tri ấy. Vậy nên lại nói: « Lương-tri là cái tinh-linh của tạo-hóa. Cái tinh-linh ấy sinh trời sinh đất, thành quỉ thành thần, cái gì cũng bởi đó mà ra, thật là cùng với vật mà không có vật nào sánh ngang với nó được. » (Ngữ-lục III). Không có cái biết bản-nhiên là lương-tri, thì trời đất và vạn vật dẫu có, cũng như không mà thôi. Lương-tri bao giờ cũng tự-