Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/99

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

97
NHO-GIÁO


nhiên tự-tại, linh-diệu vô cùng, mà vẫn khuếch-nhiên thái-công: « Vô tri vô bất tri, cái bản-thể nguyên như thế. Ví như mặt-trời chưa tầng có bụng soi sáng cho các vật, thế mà không có vật nào là không được soi sáng. Vô chiếu vô bất chiếu, nguyên là cái bản-thể của mặt trời như vậy. Lương-tri vốn là vô tri, nay lại muốn cho là hữu-tri; vốn là vô bất tri, nay lại ngờ là có cái bất tri; là bởi sự tin lương-tri chưa tới vậy.» (Ngữ-lục, III). Muốn biết lương-tri là có, thì trước hết ta phải tin nó có, và chớ nên tự khi nó: « Hễ không tự khi, thì lương-tri không có cái gì lừa dối được, thế là thành 誠 vậy, thành thì minh 明 vậy; tự tín thì lương-tri không có cái gì cảm-dỗ được, thế là minh vậy, minh thì thành vậy. Minh thành tương sinh, cho nên lương-tri thường chiếu, thường giác, như cái gương sáng treo lên, vật gì đến cũng không dấu được cái đẹp cái xấu.» (Ngữ-lục, II) Lương-tri chỉ là một, tuy nó phát-hiện lưu-hành, tự nó nặng nhẹ, dày mỏng, không ai thêm bớt được, cho nên mới gọi là cái trung 中 thiên-nhiên. Cái tri, cái giác, của lương-tri vốn là tự-tại, mà không sao trắc lượng được. Biết là có, mà đến khi biết thật rõ ra, lại không biết cái biết ấy ở đâu, thế mà phải biết mới được. Bởi vậy nói rằng: « Tri lai bản vô tri, giác lai bản vô