Trang:Nho giao 1.pdf/106

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

110
NHO-GIÁO


vậy. » (Hệ-từ hạ). Xem như thế, dùng trực-giác là việc rất khó, phải khiến cái tinh-thần của mình vào đến cái tinh-thần của sự vật, phải do ở trong mà ra ngoài, phải dụng lực rất nhíều và phải cố gắng hết sức, thì mới có công-hiệu.

Khi sự biết của người ta vào được sâu xa như thế, thì ta hiểu rằng ở trong thế-gian tuy có trăm giường nghìn mối, nhưng thiên lý chỉ có một mà thôi, cho nên dẫu vạn vật phồn-tạp thế nào mặc lòng, manh-mối vẫn phân-minh, không rối loạn chút nào. Bởi vậy kinh Dịch nói rằng: « Ngôn thiên-hạ chi chí trách nhi bất khả ố giã, ngôn thiên-hạ chi chí động nhi bất khả loạn giã 言 天 下 之 至 賾 而 不 可 惡 也,言 天 下 之 至 動 而 不 可 亂 也: Nói cái cuộc rất phồn-tạp của thiên-hạ mà không ghét, nói cái cuộc chí-động của thiên-hạ mà không loạn. » (Hệ-từ thượng).

Trung. — Đạo trời đất là cứ biến-hóa luôn luôn, mà trong sự biến-hóa lúc nào cũng có điều-hòa, có bình-hành, tức là có cái trung 中 vậy. Trung bao giờ cũng hàm cái ý hòa 和, vì có hòa mới trung được, mà đã trung là tất có hòa. Trung là cái thể rất hoàn-toàn của sự bình-hành. Trời đất và vạn vật có cái trung mới đứng được và có cái hòa