Trang:Nho giao 1.pdf/109

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

113
NHO-GIÁO


Khi đã theo cái thiên lý thuần-túy, tất là lấy vạo tâm làm chủ, bắt nhân tâm phải phục-tòng mệnh lệnh, thì nguy hóa ra yên, vi hóa ra hiển, tự-khắc làm điều gì cũng đắc kỳ trung, không thái-quá, không bất-cập.

Trung là cái yếu-điểm của Khổng-giáo. Hễ người ta giữ được cái trung, thì sự hành-vi động-tác của mình mới điều-hòa và mới trúng tiết. Nhưng phải biết rằng cái trung của Nho-giáo không bao giờ có cái định-vị tuyệt-đối, cứ phải tùy cái địa-vị, cái cảnh-ngộ mà tìm cái trung. Xem như quẻ Kiền trong kinh Dịch có sáu hào dương cả, mỗi hào ở vào địa-vị nào, thì lại có một cái trung riêng, như hào sơ cửu là hào ở dưới cùng, thì nói rằng: « Tiềm long vật dụng 潛 龍 勿 用: Rồng còn đang chìm ở dưới nước, thì không nên làm việc gì. » Vậy ở hào này thì lấy chữ vật dụng 勿 用 làm trung. Hào trên là hào cửu nhị thì nói: « Hiện long tại điền, lợi kiến đại-nhân 見 龍 在 田,利 見 大 人: Rồng đã hiện lên trên mặt đất, thì nên ra mà thi-hành mọi việc. » Vậy ở hào này thì lấy chữ kiến 見 làm trung. Lên trên nữa, đến hào cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ, thượng cửu, mỗi hào tùy cái địa-vị ở trong quẻ mà có một cái trung riêng. Vậy theo cái trung là theo thiên lý mà lưu-hành, mà biến-