Trang:Nho giao 1.pdf/111

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

115
NHO-GIÁO


Một âm một dương biến-hóa mà sinh ra vạn vật, mà Dịch là để biểu-thị cái đạo ấy, cho nên mới nói rằng: « Sinh sinh chi vị Dịch. 生 生 之 謂 易: Sinh sinh ra mãi gọi là Dịch » (Hệ-từ thượng). Sự sinh-hóa của trời đất khởi đầu do âm dương cơ ngẫu. Phàm cái gì lẻ một là không sinh được. Phải có cái chẵn đôi để tương đối, tương điều-hòa với nhau, thì mới có sự sinh sinh. Vạn vật sinh sinh đều do ở cái gốc tương-đối ấy. 奇 là lẻ, ngẫu 偶 là chẵn. Một cái cơ lại phải tìm một cái cơ khác để thành ra ngẫu, thì mới sinh được. Trong số ba có một ngẫu và một cơ, vậy cơ là thừa. Cái cơ ấy đi gặp cái cơ khác thành ra ngẫu, lại điều-hòa mà sinh sinh. Thánh-nhân muốn bày tỏ cái ý ấy ra, cho nên mới nói ở hào lục tam quẻ Tốn rằng: « Tam nhân hành, tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành, tắc đắc kỳ hữu 三 人 行,則 損 一 人,一 人 行,則 得 其 友: Ba người đi, thì bỏ một người, một người đi thì gặp được bạn. » Sự sinh hóa của trời đất chỉ có một cái lẽ cơ ngẫu ấy mà thôi. Văn đời cổ thường ít có những trừu-tượng danh-từ cho nên hay dùng những cụ-thể danh-từ để nói những điều cao siêu. Như câu này nói số người đi, để tỏ cái lẽ cơ ngẫu tương phân tương hợp tự-nhiên trong sự sinh hóa. Cái lý-thuyết ấy chắc là do sự thực-nghiêm mà suy ra, nên chi