Trang:Nho giao 1.pdf/133

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

137
NHO-GIÁO


rõ-ràng, vạn vật linh-hoạt. Bởi thế người quân-tử bao giờ cũng phải giữ cái tâm cho minh-mẫn. Đến khi người ta mệnh chung, cái tia sáng trở về Trời, mà cái vật-chất thì hẩm nát đi. Bởi cái lý-tưởng ấy cho nên cổ nhân nói rằng: « Sinh ký giã, tử qui giã 生 寄 也,死 歸 也: Sống là gửi vậy, thác là về vậy. » Chết là cái tinh-thần về Trời.

Cổ nhân tin như thế, cho nên mới nói: « Tam hậu tại thiên 三 后 在 天: Ba vua ở trên trời. » Hay là: « Văn-vương trắc giáng, tại đế tả hữu 文 王 陟 降,在 帝 左 右. » Những lời ấy làm bằng-chứng rõ-ràng là người ta chết, cái tinh-thần không mất. Nhưng cái tinh-thần ấy có cảm-giác được như người sống nữa hay không? Một hôm thầy Tử-Cống hỏi Khổng-tử rằng: « Người chết rồi có biết gì nữa không? » — Ngài trả lời rằng: « Nếu ta nói người chết rồi mà còn biết, thì sợ những con cháu hiếu-thảo, liều chết để theo ông cha; nếu ta nói người chết rồi mà không biết gì, thì sợ con cháu bất-hiếu, cha mẹ chết bỏ không chôn. Ngươi muốn biết người chết rồi có biết hay không biết, chuyện đó không phải là chuyện cần-kíp ngay bây giờ, rồi sau sẽ biết. » (Khổng-tử gia-ngữ: Trí-tư, VIII). Dẫu tinh-thần biết hay không biết mặc lòng, đối với người chết bao giờ ta vẫn có cái tình-cảm, khiến ta