Trang:Nho giao 1.pdf/135

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

139
NHO-GIÁO


Trời, giữ cho được thành-thực là đạo người. » (Trung-dung). Thành là cái tính bản-nhiên của thiên-lý, cái tính ấy chân-thực không sai lầm điều gì, và lại có thể sinh-sinh, hóa-hóa, gây nuôi muôn vật. Người ta ai đã cố gắng mà tiến lên đến bậc chí thành, thì có thể giúp được việc hóa-dục của trời đất và có đức ngang với trời đất. Tức là một cách nói: Trời sinh ra người, người lại cố gắng theo cho được hoàn-toàn như Trời vậy.

Kẻ học giả hiểu rõ lẽ ấy, rồi cứ vui theo mệnh Trời mà cố sức tu-dưỡng cho đến bậc nhân, thì đạo làm người thành ra có cái ý-nghĩa rất cao-xa, mà cái cảnh ở đời lại rất có thú-vị. Bởi thế cho nên thánh-nhân dạy người ta: « Lạc thiên tri mệnh, cố bất ưu; an thổ đôn hồ nhân, cố năng ái 樂 天 知 命,故 不 憂;安 土 敦 乎 仁,故 能 愛: Vui theo đạo Trời và biết mệnh Trời, cho nên không lo; tùy chỗ ở mà an và đôn-đốc làm điều nhân, cho nên có lòng ái. » (Dịch: Hệ-từ-thượng).

II.ĐẠO CỦA KHỔNG-TỬ

Đạo là cái lý tự-nhiên của trời đất, là con đường rộng ai cũng phải theo mà đi, tức là