Trang:Nho giao 1.pdf/137

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

141
NHO-GIÁO


nhau, các đạo đều thi-hành mà không trái nhau. Đức nhỏ thì phân-minh như nước sông chảy, đức lớn thì đôn-hậu mà sinh-hóa vô cùng. » (Trung-dung). Đạo của Ngài khoan-hoằng quảng-đại như thế và lại theo cái tôn-chỉ chí-công chí-chính, chủ ở sự làm điều lành điều phải, bao giờ cũng dễ-dàng ung-dung, không cố-chấp điều gì. Dẫu đối với đạo khác, Ngài cũng cho là « Thiên-hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự »[1], cho nên Ngài không bài-bác công-kích đạo nào cả. Ngài nói rằng: « Công hồ dị đoan, tư hại giã dĩ 攻 乎 異 端,斯 害 也 已: Công-kích đạo khác là chỉ hại mà thôi. »[2] (Luận-ngữ: Vi-chính, II). Vì rằng đạo của Ngài là chỉ theo lẽ thường, cứ việc phải thì làm, việc trái thì bỏ, cốt dạy người ta giữ cái lương-tâm cho sáng-suốt, đừng để tư-tâm tư-dục làm ám-muội đi mất, thì tự khắc là người ta biết phân-biệt điều hay điều dở. Điều hay là


  1. Xem trang 109,
  2. Trong sách Luận-ngữ có mấy chữ công 攻 đều nghĩa là đánh, trị. như: « Minh cổ nhi công chi 鳴 鼓 而 攻 之: Đánh trống mà trách tội người ấy. » (Tiên tiến, XI). — Công kỳ ác, vô công nhân chi ác 攻 其 惡,無 攻 人 之 惡: Trị những điều xấu của mình, không trị những điều xấu của người. » (Nhan-Uyên, VII). Về sau hậu-nho hoặc theo ý bài bác Dương Mặc của Mạnh-tử, hoặc đem ý riêng mà giải nghĩa chữ công là chuyên theo, hay là học. Giải nghĩa như thế có lẽ không đúng cái ý của Khổng-tử. Ngài vẫn có cái thái-độ « vô khả vô bất khả ».