Trang:Nho giao 1.pdf/143

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

147
NHO-GIÁO


người thì cương quá, người thì nhu quá, cho nên Ngài nói rằng: « Ngã tắc dị ư thị, vô khả vô bất khả 我 則 異 於 是,無 可 無 不 可: Ta thì khác thế, không có cái gì nhất-định là nên, không có cái gì nhất-định là không nên. » (Vi-tử XVIII). Nghĩa là: Ngài thì có thể cương cũng được, nhu cũng được, có lúc kinh, có lúc quyền, lúc nào làm việc gì cũng thời-trung và hợp lý, chứ không chấp-nhất. Người chấp-nhất là hại đạo, vì đã chấp-nhất thì chỉ biết được một điều mà bỏ mất trăm điều. Những lời chép trên kia làm bằng-chứng rõ-ràng cho cái ý-kiến không nhất-định, và mấy chữ « vô khả vô bất khả » thật đã biểu-thị rõ cái học điều-hòa và chiết-trung của Khổng-tử[1].


  1. Nghĩa mấy chữ: « Vô khả vô bất khả » cũng như nghĩa câu: « Quân-tử vô nhập nhi bất tự đắc yên », tóm được cả cái tinh-thần của đạo Khổng. Nhưng theo được đạo ấy thật là khó, vì người nào có trí-tuệ minh-đạt, trực-giác mẫn-nhuệ lắm, mới biết được thế nào là vô khả, thế nào là vô bất khả. Muốn hiểu rõ nghĩa mấy chữ ấy, tưởng nên xem những lời bàn của Mạnh-tử rằng: « Khổng-tử khả dĩ sĩ tắc sĩ; khả dĩ chỉ, tắc chỉ; khả dĩ cửu, tắc cửu; khả dĩ tốc, tắc tốc: Nên làm quan thì làm quan; nên thôi thì thôi; nên lâu thì lâu; nên mau thì mau, » (Mạnh-tử: Công-tôn Sửu thượng). Lại có chỗ ông nói rằng: « Khả dĩ thủ, khả dĩ vô thủ, thủ thương liêm; khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ, dữ thương huệ; khả dĩ tử, khả dĩ vô tử, tử thương dũng: Có khi nên lấy, có khi không nên lấy, khi không nên lấy mà lấy là hại cái liêm; có khi nên cho, có khi không nên cho, khi không nên cho mà cho là hại cái huệ; có khi nên chết, có khi không nên chết, khi không nên chết mà chết là hại cái dũng. » (Mạnh-tử: Ly-Lâu hạ) Những lời ấy giải rõ nghĩa mấy chữ: « Vô khả vô bất khả » của Khổng-tử vậy.